1. Biểu thức logic
Chỉ nhận giá trị Đúng (True) hoặc Sai (False)
Thường sử dụng các phép toán so sánh: <, >, ==, >=, <=, !=
và các phép toán logic: and, or, not
Ví dụ: các biểu thức sau sẽ có giá trị True
:
3 >= 2
x, y = 1, 2
x + 1 > y - 2
2. Lệnh if
– Cú pháp:
# DẠNG THIẾU:
if <điều kiện>:
<khối lệnh>
# khối lệnh được viết thụt vào (thường là 1 tab)
Nếu điều kiện có giá trị đúng thì khối lệnh được thực hiện, ngược lại nếu điều kiện sai thì khối lệnh không được thực hiện
# DẠNG ĐỦ:
if <điều kiện>:
<khối lệnh 1>
else:
<khối lệnh 2>
Nếu điều kiện có giá trị đúng thì khối lệnh 1 được thực hiện, ngược lại nếu điều kiện sai thì khối lệnh 2 được thực hiện (chỉ 1 trong 2 được thực hiện)
Ví dụ
1. Nhập số nguyên n, kiểm tra và in ra màn hình n là số lẻ hay số chẵn
Nhập số nguyên: 13
13 là số lẻ
Bước 1: Nhập từ bàn phím số nguyên n (sử dụng lệnh
input
và chuyển kiểu dữ liệu bằngint
)Bước 2: Kiểm tra: nếu như n chia hết cho 2 thì in ra thông báo n là số chẵn, ngược lại in ra thông báo n là số lẻ.
+ n chia hết cho 2 có nghĩa n chia lấy dư cho 2:
n % 2
+ kết quả này sẽ so sánh xem có bằng với 0 hay không:n % 2 == 0
Code tham khảo:
# nhập n từ bàn phím
n = int(input("Nhập số nguyên: "))
# dùng lệnh if để kiểm tra
if n % 2 == 0:
print(n, "là số chẵn")
else:
print(n, "là số lẻ")
2. Tính số tiền S phải trả khi mua N gói kẹo biết mỗi gói giá G đồng và nếu mua từ 5 gói trở lên sẽ được giảm 5% số tiền.
VD1:
Nhập số nguyên: 10
Số tiền phải trả: 9500.0
VD2:
Nhập số nguyên: 4
Số tiền phải trả: 4000
Code tham khảo:
# nhập N từ bàn phím
N = int(input("Nhập số nguyên: "))
G = 1000
# dùng lệnh if để kiểm tra
if N >= 5:
S = N * G * 0.95
else:
S = N * G
print("Số tiền phải trả:", S)